Responsive Ads Here

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Thiên tai năm 2022 sẽ dồn dập, khó lường bởi hiện tượng thời tiết hiếm gặp

 Ngày 16/6, tại Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo phối hợp hướng dẫn khai thác thông tin khí tượng thủy văn và cập nhật nhận định diễn biến thiên tai 2022” do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn tổ chức.

Tại hội thảo, ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, thời tiết có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina (pha lạnh) từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%.

“Đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam chịu ảnh hưởng La Nina, hiện tượng này ít gặp bởi thường chu kỳ là 2 năm. Dự báo, số lượng bão sẽ được điều chỉnh tăng hơn so với dự báo trước đây”, ông Lâm thông tin.


Theo dự báo, từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 4 - 6 cơn, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm khoảng từ 12-14 cơn/một năm, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5 - 7 cơn). Đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp, khó lường, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.

Trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7 - 9), lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7 - 9, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

Từ khoảng tháng 10 - 11, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập.

“Khả năng cao thiên tai vào cuối năm là dồn dập khi mưa nhiều, bão kết hợp với không khí lạnh có khả năng gây mưa to đến rất to cho khu vực Trung Bộ. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc”, ông Lâm đưa ra cảnh báo.

Về nhiệt độ, khu vực Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm; tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10 - 12 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C.

Khu vực Trung Bộ nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10 - 11 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7 - 9 nhiệt độ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C, tháng 10 - 12 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm.

“Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiệt độ mùa đông năm nay có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm”, ông Hoàng Phúc Lâm dự báo.

Nguồn: http://danviet.vn/thien-tai-nam-2022-se-don-dap-kho-luong-boi-hien-tuong-thoi-tiet-hiem-gap-502022166173923580.htm


Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Khám phá điều kiện tự nhiên và khí hậu Tỉnh Quảng Trị

 Quảng Trị - miền quê của gió Lào cát trắng nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc - Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la và là tỉnh có đầu mối giao thông quan trọng tạo điều kiện rất thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực. Bài viết hôm nay của Dự báo thời tiết sẽ giúp các bạn khám phá khí hậu, thời tiết tỉnh Quảng Trị. Đồng thời tìm hiểu thêm về vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên ở Quảng Trị nhé!

Đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nên có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, thời tiết Quảng Trị chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt.

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm từ 24-250C ở vùng đồng bằng, 22-230C ở độ cao trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao trên 500m.

Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500mm; số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70 % lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65 % lượng mưa trung bình nhiều năm .

Độ ẩm

Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88 %. Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22 %; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85 %, có khi lên đến 88-90 %.

Nắng

Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày, có sự phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1.910 giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ.

Gió

Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400C- 420C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp .

Bão

Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị

Địa hình

Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: địa hình núi cao, địa hình gò đồi-núi thấp, địa hình đồng bằng và địa hình ven biển.

Địa hình của tỉnh Quảng Trị đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

 Sông ngòi

Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).

Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các nhánh điển hình là sông Sê Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa).

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến nguồn tài nguyên dồi dào nhất là tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng.

Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngoài ra còn có các điểm, mỏ khoáng sản khác như vàng, titan, than bùn...

Bài viết trên đây đã tổng hợp những kiến thức bổ ích về thời tiết, khí hậu, vị trí cũng như điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị. Hy vọng đã giúp bạn đọc chắt lọc được những thông tin cần thiết về tỉnh Quảng Trị - mảnh đất một thời khói lửa nhưng với những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được, ngày nay Quảng Trị càng phát triển, có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Vị trí địa lý và Khí hậu tỉnh Quảng Bình

 Dọc trên đường thiên lý Bắc – Nam, có một vùng đất dù nằm trên khoảng eo đất hẹp của Việt Nam, nhưng nổi tiếng với nhiều địa danh được xem như là biểu trưng về địa lý và văn hóa của đất nước, đó là tỉnh Quảng Bình. Ngoài những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong bài viết hôm nay hãy cùng Dự báo thời tiết khám phá về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu và các yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu của tỉnh Quảng Bình nhé!

Vị trí địa lý của Quảng Bình


Quảng Bình là một tỉnh thuộc duyên hải vùng Bắc Trung Bộ và là điểm hẹp nhất trên bản đồ Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065,27km2. Phần đất liền của tỉnh này nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông.

Phía Đông tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km, có vịnh, cảng Hòn La, cảng Gianh, cảng Nhật Lệ; có chung biên giới với nước CHDCND Lào ở phía Tây với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị. Cách Hà Nội 500km về phía Bắc, và cách tp Hồ Chí Minh 1.220km về phía Nam theo quốc lộ 1A.

Khí hậu tỉnh Quảng Bình

Đặc điểm khí hậu Quảng Bình


Quảng Bình thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa khô có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Vậy nên thời tiết Quảng Bình không mấy dễ chịu vào mùa hè. Khí hậu đặc trưng ở đây khá giống với các tỉnh miền Trung khác, phân theo 2 mùa rõ ràng là mùa mưa và mùa khô:

- Mùa khô bắt đầu từ khoảng tháng 4 kéo dài tới tháng 8 hàng năm. Vào thời gian này, thời tiết Quảng Bình chịu ảnh hưởng tương đối lớn của gió Tây Nam mang lại cảm giác nắng nóng, khô nhưng diện tích với phần lớn là biển cũng giúp khí hậu có phần mát mẻ hơn.

- Mùa mưa lại bắt đầu từ tầm tháng 9 kéo dài tới tháng 3 năm sau. Vào thời gian này, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc là chính với lượng mưa trung bình năm đạt ngưỡng 2.000mm – 2.300mm/năm. Lượng mưa lớn nhất rơi vào tháng 9, 10 và 11. Thời gian này thường chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Với địa hình hẹp, dốc, nên khi có bão thường xảy ra tình trạng lũ đột ngột.

Mức nhiệt trung bình năm tại Quảng Bình tầm 25 độ C tới 26 độ C, có xu hướng tăng dần theo hướng Bắc vào Nam và chiều từ Tây sang Đông. Cân bằng bức xạ năm đạt 70 – 80 kcal/cm2. Số giờ nắng bình quân năm khoảng 1.700 – 2.000 giờ.

Trong năm, lượng mưa trung bình dao động từ 2.000 mm – 2.500 mm, cao nhất vào các tháng 9, 10, 11. Với độ ẩm khá cao ở mức 83 – 84%.

Cũng như các tỉnh khác ở khu vực Trung Bộ của nước ta, Quảng Bình có khá nhiều các hiện tượng thời tiết đặc biệt, trong đó có những hiện tượng thời tiết mang tính chất thiên tai khí hậu như bão, mưa lớn gây lũ lụt, gió khô nóng,... có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng vật nuôi và con người. Tỉnh Quảng Bình, nhất là khu vực ven biển là một trong những nơi hàng năm chịu ảnh hưởng rất nặng nề của bão, thuộc vào loại nhất nước ta. Theo số liệu thống kê, tính trung bình mỗi năm ở Quảng Bình có từ 1 - 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển của tỉnh. Bão có thể xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó nhiều nhất vào ba tháng (8 - 10) với khoảng 0,3 - 0,7 cơn/năm.

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam nằm trên bờ Biển Đông có cửa sông Hàn. Đây là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam và cũng là một thành phố du dịch nổi tiếng được nhiều người biết đến và muốn đặt chân tới đây ít nhất một lần. Vậy Đà Nẵng có vị trí địa lý như thế nào? Đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng ra sao? Hãy cùng Dự báo thời tiết tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình lời giải đáp nhé!

Đặc điểm khí hậu thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở Trung bộ Việt Nam, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết Đà Nẵng là sự chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Vậy nên khí hậu ở đây không chia làm 4 mùa rõ rệt như miền bắc mà chỉ có 2 mùa chính: mùa khô và mùa mưa.

Mùa khô

Mùa khô ở Đà Nẵng thường bắt đầu từ tháng 1 đến hết tháng 7. Nhiệt độ trung bình là 25,7oC, thỉnh thoảng có thể có không khí lạnh nhưng không đáng kể và thường sớm kết thúc. Độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, khí hậu hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Mùa mưa

Mùa mưa thì sẽ trải dài từ tháng 8 tới tháng 12. Đây là thời điểm có nhiều mưa, lượng mưa trung bình là 161,4mm/ tháng, nhiệt độ trung bình là 25,5oC. Đặc biệt khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa bão, biển biến động mạnh, thường xuyên có bão.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Đà Nẵng có bờ biển dài hơn 60km với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô có các cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài tài nguyên rừng và biển, Đà Nẵng còn có nhiều tài nguyên khác như khoáng sản, đất, nước,…đa dạng, phong phú.

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trải qua quá trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu, Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống. Với những thông tin được cung cấp trên đây chắc hẳn các bạn đã biết Đà Nẵng có vị trí địa lý như thế nào. Qua đó hy vọng các bạn đọc cũng biết được thêm về khí hậu và điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng.

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Thời tiết Thừa - Thiên Huế, Điều kiện tự nhiên Huế

Được mệnh danh là xứ sở mộng mơ, Huế luôn mang lại cho khách du lịch không gian thanh bình, nhịp sống êm ả và ẩn sâu trong đó là những công trình kiến trúc cung đình cổ kính. Nhắc đến Huế, người ta không ngớt lời ca ngợi về nét lãng mạn nên thơ khiến bao người xao xuyến mãi không thôi. Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu về khí hậu ở Huế, về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố festival này nhé!

Khí hậu của Thừa Thiên Huế


Với vị trí địa lý và địa hình đặc biệt, Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng ẩm và mùa mưa ẩm lạnh, thuộc phân loại khí hậu Koppen, khá giống với Quảng Trị. Tuy nhiên thời tiết Huế lại khá khắc nghiệt có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào

Các mùa ở Huế không rõ ràng xuân hạ thu đông như ở miền bắc mà thay đổi thất thường. Đầu năm thường có nắng ấm, nhưng cơ bản có 2 mùa chính

Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nắng nóng lên đến đỉnh điểm với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F), chịu ảnh hưởng gió phơn tây nam

Mùa lạnh: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên mưa nhiều, trong khoảng thời gian này sẽ xuất hiện lũ lụt vào khoảng tháng 10 trở đi. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C

Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nơi trên 4000 mm, chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm, riêng tháng 11 chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ở Huế lệch với hai miền Nam – bắc, khi 2 miền này mưa thì Huế nắng nóng và ngược lại. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Độ ẩm trung bình 85%-86%. 

Gió bão ở Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.

Tuy nhiên hiện nay, do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng và mưa lũ ở Thừa Thiên Huế ngày càng khắc nghiệt và với cường độ mạnh gây ra thiệt hại lớn, lũ trên các sông tăng nhanh.

Điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế


Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Huế được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên-đô thị-văn hoá lý tưởng.

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh. Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn.

Kinh tế Thừa Thiên Huế phát triển chủ yếu nhờ ngành du lịch, tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.

Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang duy trì ở mức ổn định.

Lãnh thổ Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Tài nguyên thiên nhiên nhờ vậy mà rất đa dạng về khoáng sản, đất, nước, rừng.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức bổ ích về thời tiết, khí hậu, vị trí cũng như điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế. Hy vọng đã giúp bạn chắc lọc được những thông tin cần thiết về xứ sở mộng mơ này nhé!


Khí hậu Hà Tĩnh? Vị trí địa lý của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh – vùng đất cằn khô sỏi đá, được ví là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Nhưng Hà Tĩnh cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt với bao tên tuổi anh hùng, vĩ nhân nổi tiếng khắp cả nước cùng với nền văn hóa lịch sử lâu đời. Tất cả đã làm nên sức hút của Hà Tĩnh. Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu nhiều hơn về vị trí địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh nhé!

Vị trí địa lý Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Gồm 1 thành phố (thành phố Hà Tĩnh), 2 thị xã (Hồng Lĩnh, Kỳ Anh) và 10 huyện. Trước đây Hà Tĩnh và Nghệ An là một tỉnh, lấy tên Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Nghệ Tĩnh được tách ra là Hà Tĩnh và Nghệ An riêng.

Hà Tĩnh nằm cách thủ đô Hà Nội 345 km về phía Nam, ở phía đông dãy Trường Sơn. Tọa độ địa lý Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Bolikhamxay và Khammuane của nước bạn Lào, phía Đông giáp Biển Đông.

Diện tích tỉnh Hà Tĩnh gần 6000 km2 với dân số hơn 1 triệu 300 ngàn người gồm 31 dân tộc khác nhau.

Đặc điểm khí hậu Hà Tĩnh

Là một tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều, thời tiết Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam. Đó chính là sự giao thoa giữa đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Điều này cũng lý giải vì sao khí hậu ở Hà Tĩnh rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt như sau:

-      Mùa mưa:

Mùa mưa ở Hà Tĩnh thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 2500 mm đến 3000 mm, chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 5oC, gió mùa thổi liên tục.

-      Mùa khô:

Mùa khô sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam hay còn gọi là gió phơn (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn nhất là từ tháng 05 đến tháng 08. Nhiệt độ trung bình tháng từ 24,7oC (tháng 4) đến 32,9oC (tháng 6). Nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 38,5 – 40oC.

Trong những năm gần đây, khí hậu Hà Tĩnh có những diễn biến phức tạp hơn và cũng khắc nghiệt hơn do sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự phức tạp của thời tiết, khí hậu được thể hiện trên nhiều đặc trưng:

Về nhiệt độ: Nền nhiệt độ có xu thế tăng lên rõ rệt vào mùa khô, hạn hán xảy ra nhiều nơi, nắng nóng gay gắt thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn về mùa mưa, đặc biệt thời gian cuối năm, nhiệt độ giảm nhanh và giảm sâu. Ở một số huyện miền núi thậm chí còn có băng và tuyết (ở đỉnh Cầy Treo)

Về lượng mưa: Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm trên địa bàn tỉnh khá rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau. Lượng mưa lớn kèm theo lũ quét khiến người dân không lường trước để có biện pháp phòng tránh tốt gây hậu quả nghiêm trọng

Ngoài ra còn có sự thay đổi đáng kể về độ ẩm, lượng bốc hơi...và sự xuất hiện bất thường với tần suất dày hơn, cường độ mạnh hơn, di chuyển phức tạp của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới do tác động của sự biến đổi khí hậu.

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Khí hậu và điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên

Nhắc đến Thái Nguyên, ai cũng nghĩ về những triền đồi lộng gió và hương, hương của trè xanh mát, gió của đồng nội bát ngát. Sở dĩ mảnh đất tỉnh lỵ ấy trù phú như ngày hôm nay là do mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu ôn hòa, quanh năm đủ cả nắng, cả mưa và cả gió lạnh. Vậy có khi nào những người dân 20 tự hỏi, mảnh đất quê hương mình thuộc vùng khí hậu nào? Ngay sau đây cùng Dự báo thời tiết giải đáp thắc mắc trên nhé!

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Phía bắc Thái Nguyên giáp tỉnh Bắc Kạn; phía nam giáp thành phố Hà Nội; phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lí từ  21020’ đến 220 03’ vĩ độ bắc và từ 105052’ đến 106014’ kinh độ đông. Từ bắc xuống nam dài 43 phút vĩ độ (80km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km).

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.531,71km2, chiếm 1,07% diện tích tự nhiên cả nước và dân số năm 2011 là 1.139.444 người, bằng 1,35% dân số cả nước.

Ý nghĩa: Vị trí địa lí của tỉnh Thái nguyên vừa mang ý nghĩa là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, vừa là cầu nối giữa vùng núi Đông Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng. Vị trí địa lí đó tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa Thái Nguyên với các tỉnh vùng Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh thành khác trong cả nước. Nhờ vị trí như vậy, Thái Nguyên có thể phát huy những lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đặc điểm khí hậu Thái Nguyên

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện:

Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. 

Nhìn chung, khí hậu và Thời tiết Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.